Đảm bảo nguồn sữa là rất quan trọng cho mèo cưng
Ngoài ra, nếu bạn không tìm được nguồn sữa mẹ thì có thể sử dụng các sản phẩm chuyên dụng dành cho mèo con. Thông thường, khi mèo con không có mẹ sẽ không biết cách tự bú. Vì vậy bạn nên mua bình sữa kích thước phù hợp với mèo và tập để chúng bú. Điều đặc biệt là với mèo con, bạn không được sử dụng bất cứ loại sản phẩm sữa nào dành cho người. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mèo vì các thành phần khó dung nạp.
Sau 20 ngày thì mèo con có thể bắt đầu tập ăn dặm. Bạn có thể nấu cháo loãng với thịt băm nhuyễn và một ít rau, củ xay.
Chăm sóc
Với mèo con dưới 1 tháng tuổi thì không nên tiêm phòng hay sổ giun. Mèo phải đủ 28 ngày trở lên mới bắt đầu lịch tiêm phòng. Đối với việc nuôi mèo cảnh nhập ngoại, tiêm phòng đầy đủ sẽ giúp em ấy tránh được rất nhiều bệnh đấy nhé.
Luôn giữ cho mèo con sạch sẽ và ấm áp. Bạn có thể tạo ra một cái ổ nhỏ, có thảm lót hoặc tận dụng quần áo bỏ. Mèo con thường đi vệ sinh liên tục. Do vậy mà việc này sẽ giúp bạn bớt đi khâu dọn dẹp. Khi thảm bị bẩn, bạn chỉ cần thay thảm lót cho mèo.
Tuyệt đối không được để lông mèo con dính phân hay nước tiểu. Điều này sẽ đảm bảo vệ sinh cũng như tránh các loại bệnh lý cho mèo.
Cho mèo phơi nắng mỗi ngày từ 30 – 40 phút. Không tắm cho mèo con ở giai đoạn này.
2. Kinh nghiệm nuôi mèo cảnh từ 1 – 3 tháng tuổi
Đây là giai đoạn định hình về dinh dưỡng, lịch tiêm phòng và các thói quen cho mèo. Ở lứa tuổi này, bạn cần phải tập tắm chải, đi vệ sinh đúng chỗ, ăn uống có giờ giấc và spa cho mèo. Những việc này sẽ theo mèo xuyên suốt cuộc đời.
Tập ăn
Nếu bạn nuôi mèo thuần Việt, bạn có thể cho bé ăn cơm, trộn thêm ít cá, thịt và măm cho bé mỗi lần một ít. Nhưng với nuôi mèo cảnh nhập ngoại, thức ăn dạng hạt lại được yêu chuộng hơn. Các thức ăn dạng hạt được phối trộn theo công thức dinh dưỡng đầy đủ, sẽ đảm bảo sự phát triển toàn diện về lông, xương móng. Hơn nữa, điều này sẽ giúp bạ tiết kiệm kha khá thời gian nấu ăn cho mèo.
Tiêm phòng
Mèo thường có tập tục săn mồi, đi la cà hay “bò nhà” vào mùa giao phối. Tập tính này khiến mèo dễ mắc phải các căn bệnh truyền nhiễm khi tiếp xúc với cộng đồng mèo. Đây cũng là vấn đề nhức nhối với chủ vật nuôi khi nuôi các giống mèo cảnh nước ngoài. Bởi hệ miễn dịch tự nhiên của các bé dường như không thích hợp với điều kiện dịch tễ nước ta. Để tạo được hàng rào miễn dịch bảo hộ cho mèo cưng, cách tốt nhất là hãy tuân thủ lịch tiêm phòng như sau. Khi mèo đủ từ 7 – 8 tuần tuổi thì bắt đầu tiêm vắc xin mũi thứ nhất. Mũi thứ hai được tiếp tục sau 3 – 4 tuần.
Huấn luyện mèo đi vệ sinh
Nuôi mèo là một trong việc làm thư giãn và đem đến niềm vui cho bạn. Tuy nhiên, phải dọn dẹp vệ sinh cho em ấy mỗi ngày thật vất vả đúng không nào. Vì vậy, ngay từ khi mèo mới sinh, ta hãy tập cho bé cách đi vệ sinh một nơi cố định. Bạn có thể sử dụng cát vệ sinh trong ổ của mèo, và huấn luyện mèo để đi vệ sinh vào đúng chỗ đó. Một số giống mèo khá thông minh trong vấn đề này. Nhiều chú mèo chỉ cần ngửi mùi cát, chúng đã tự động đi vệ sinh mà chẳng cần phải nhờ đến sự chỉ dẫn của chủ. Tuy nhiên, nếu mèo nhà bạn thuộc trường hợp này thì cần chú ý. Vì đôi khi, ý thức của chúng cũng nhận diện sai lầm khu vực vệ sinh.
Việc tập cho mèo đi đại tiểu tiện đúng chỗ cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần sử dụng khay rộng và cát chuyên đi vệ sinh cho mèo. Mỗi khi mèo chuẩn bị đi vệ sinh thì đặt chúng vào khay.Thông thường, mèo sẽ cảm thấy mắc sau khi ăn từ 20 – 30 phút.
Ở mỗi giai đoạn khác nhau, chế độ chăm sóc và nuôi mèo cảnh cũng có những thay đổi chuyên biệt. Đối với mèo càng nhỏ, càng cần phải chăm sóc chúng kỹ hơn. Sau giai đoạn 3 tháng, mèo gần như phát triển toàn diện nên việc chăm sóc chúng có phần dễ dàng hơn. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn lơ là ở bất kỳ giai đoạn nào khi nuôi mèo cảnh. Hãy tìm hiểu thật kỹ để có thể chăm sóc chúng một cách tốt nhất.